Trong bài viết này Hoàng BCS sẽ hướng dẫn các bạn làm sao để tự cài đặt repository cho các hệ điều hành Linux như CentOS và Red Hat thông qua dùng Fedora Extra Packages for Enterprise Linux (EPEL) repository.
Repository (REPO) là gì?
EPEL repository được quản lý bởi Fedora nơi cung cấp cho chúng ta các gói phần mềm mới, packages, add-on giúp chúng ta cài đặt các phần mềm, mã nguồn mà mình mong muốn.
Nói nôm na cho các bạn dễ hiểu nhất là REPO gần giống với CHplay hay App Store vậy đó. Chỉ cần cài đặt chúng lên hệ điều hành của mình thì hệ thống sẽ tìm các gói packages mà bạn muốn download thông qua lên Yum một cách dễ dàng.
REMI cũng tương tự như EPEL được cộng đồng sử dụng Linux đón nhận bởi REMI thường cung cấp các gói packages mới nhất và nhanh hơn so với EPEL, bao gồm cả CentOS 5/6/7 và Red Hat. Nhiều người thường chọn REMI thay thế bởi sự cập nhật nhanh chóng của nó.
Thường thì khi mới sử dụng hệ điều hành CentOS hay Red Hat thì các bạn còn chưa nhận ra việc sử dụng các REPO này. Chính vì vậy việc cài đặt các gói phần mềm thường hay khó khăn, hoặc cài được nhưng đã là phiên bản cũ. Nên rất khó khăn trong việc triển khai các dịch vụ theo yêu cầu.
Chính vì vậy hôm nay Hoàng sẽ cũng cấp cho các bạn các REPO và cách sử dụng chúng hiệu quả.
Mục lục:
Các bước tự cài đặt EPEL và Remi repositories trên CentOS và Red Hat
1. Cài đặt EPEL repository
Cách 1: Cài đặt thông qua lệnh Yum
# yum install epel-release
Cách 2: Cài đặt thông qua lệnh rpm
CentOS/RHEL 5.x
# rpm -Uvh http://dl.fedoraproject.org/pub/epel/5/x86_64/epel-release-5-4.noarch.rpm
CentOS/RHEL 6.x
# rpm -Uvh http://dl.fedoraproject.org/pub/epel/6/x86_64/epel-release-6-8.noarch.rpm
CentOS/RHEL 7.x
# rpm -Uvh http://dl.fedoraproject.org/pub/epel/7/x86_64/e/epel-release-7-5.noarch.rpm
Cách 3: Cài đặt thông qua lệnh wget và rpm
CentOS/RHEL 5.x
# wget https://dl.fedoraproject.org/pub/epel/epel-release-latest-5.noarch.rpm && rpm -Uvh epel-release-5*.rpm
CentOS/RHEL 6.x
# wget https://dl.fedoraproject.org/pub/epel/epel-release-latest-6.noarch.rpm && rpm -Uvh epel-release-6*.rpm
CentOS/RHEL 7.x
# wget https://dl.fedoraproject.org/pub/epel/epel-release-latest-7.noarch.rpm && rpm -Uvh epel-release-latest-7*.rpm
# yum install wget -y
Sau đó thử lại các lệnh trên.
Mặc định thì CentOS/RedHat sẽ sử dụng mặc định repo EPEL.
2. Cài đặt REMI repository
Cài repo Remi chỉ nhằm hỗ trợ cho bạn thêm nhiều kho chứa các packages mới mà thôi, chính vì vậy các bạn nên cài đặt các repo EPEL trước khi cài đặt repo của REMI.
Lưu ý: Với Repo REMI này mình không khuyến khích các bạn không rành lắm về linux sử dụng, bởi có rất nhiều phiền phức liên quan đến thằng này. Nếu không nắm rõ thì rất khó để xử lý.
Cách 1: Cài thông qua lệnh rpm
CentOS/RHEL 5.x
# rpm -Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-5.rpm
CentOS/RHEL 6.x
# rpm -Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-6.rpm
CentOS/RHEL 7.x
# rpm -Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-7.rpm
Cách 2: Cài thông qua lệnh wget và rpm
CentOS/RHEL 5.x
# wget http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-5.rpm && rpm -Uvh remi-release-5*.rpm
CentOS/RHEL 6.x
# wget http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-6.rpm && rpm -Uvh remi-release-6*.rpm
CentOS/RHEL 7.x
# wget http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-7.rpm && rpm -Uvh remi-release-7*.rpm
Kích hoạt REMI repository
Bởi đây là repo của bên thứ 3, không chính thống nên nếu bạn muốn sử dụng thì bạn phải kích hoạt nó lệnh bằng các cách sau đây:
Cách 1: Sử dụng cho từng gói theo nhu cầu
Giả sử bạn muốn cài một gói nào đó mà trong EPEL gói đó chưa được cập nhật bạn chuyển qua sử dụng bên REMI thì bạn dùng lệnh có thêm tham số:
# yum –enablerepo=remi install “tên_gói_packages”
Cách 2: Bật vĩnh viễn repo REMI
# vi /etc/yum.repos.d/remi.repo
Bạn chuyển tham số enabled=0 thành enabled=1
#baseurl=http://rpms.remirepo.net/enterprise/6/remi/$basearch/
mirrorlist=http://rpms.remirepo.net/enterprise/6/remi/mirror
enabled=1
gpgcheck=1
gpgkey=file:///etc/pki/rpm-gpg/RPM-GPG-KEY-remi
Bouns: Đọc hiểu 1 file repo
[remi] Tên repository, đây là thành phần bắt buộc
name=Remi’s RPM repository for Enterprise Linux 6 – $basearch Thông tin mô tả cảu repo
baseurl=http://rpms.remirepo.net/enterprise/6/remi/$basearch/ Đường dẫn chứa Repo data
mirrorlist=http://rpms.remirepo.net/enterprise/6/remi/mirror Danh sách khác chưa repo trên
enabled=0 với tham số enables = 0 thì chưa bật, enables = 1 thì được bật
gpgcheck=1 chức năng bảo mật, chứng thực qua Key
gpgkey=file:///etc/pki/rpm-gpg/RPM-GPG-KEY-remi Chỉ ra nơi chứa GPG key.
vậy là Ok và bạn có thể dùng lệnh yum như bình thường.
3. Cách kiểm tra các REPO
+ Bạn muốn biết hệ thống của mình có bao nhiêu repo có sẳn trong hệ thống
# yum repolist
+ Bạn muốn biết các repo nào chưa được bật
# yum repolist disabled
4. Cách xóa một repository
Có 2 cách để xóa repo mà bạn không muốn sử dụng.
Cách 1: Xóa trực tiếp file mà bạn không muốn trong thư mục /etc/yum.repos.d/
Cách 2: Dùng lệnh Yum
Bước 1: tìm kiếm repo không mong muốn
# rpm -qa | grep tên_repo
Bước 2: Xóa
# yum remove ten_repo
Vậy là bạn đã có thể sử dụng các repo trên hệ thống linux và CentOS một cách cơ bản rồi, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua các doc hoặc các hướng dẫn trên mạng.
Việc tự cài đặt repository cho linux là điều vô cùng đơn giản đúng không, chỉ cần làm đúng các bước ở trên thì việc nắm bắt được hệ điều hành Linux sẽ dễ dàng hơn với bạn rất nhiều.
5s Quảng Cáo
Tại Blog Hoàng BCS cung cấp các dịch vụ sau, nếu các bạn đang có nhu cầu hãy liên hệ với Hoàng nhé!
Tham khảo:
- Dịch vụ hỗ trợ cài đặt Web server
- Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
- Dịch vụ bán WordPress Theme
- VPS SSD giá rẻ tại vHost
- VPS SSD giá tốt tại VinaHost
Trong bài viết hướng dẫn nếu có sai sót các bạn hãy để lại bình luận để cùng nhau thảo luận và phát triển bài viết được tốt hơn.
Nếu bạn cảm thấy hay hãy chia sẽ bài viết này nhé!