HomeSEO

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Google Analytics hiệu quả

Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Google Analytics hiệu quả

Đây là phần bạn phải đọc vì nó sẽ giúp bạn tối ưu việc giám sát người truy cập vào website của bạn. Tìm hiểu những chức năng mà bạn chưa bao giờ khám phá, hoặc vẫn còn lúng túng trong việc sử dụng cũng như vận hành.

Bạn có thể xem lại phần cài đặt nếu xem bài đầu tiên: Cách cài đặt Google Analytics

Mục đích chính bài viết này là giúp các bạn mới có tài liệu tham khảo, cũng như những kiến thức thực tế. Đồng thời theo mình quan sát thì đây là bài viết mới nhất về hướng dẫn sử dụng Google Analytics trên giao diện mới.

Có rất nhiều người đã sử dụng lâu Google Analytisc (GA) nhưng chủ yếu ở mức cơ bản là xem người lượng truy cập vào website là chủ yếu, chứ không khai thác thêm những công cụ khác.

Hôm nay bạn sẽ được hiểu tận gốc rể của GA giúp bạn sử dụng GA hiệu quả và hỗ trợ bạn một phần nào trong chiến dịch quản bá website, xây dựng thương hiệu web chuyên nghiệp.

Một số tính năng mình giới thiệu lại tại đây:

  • Theo dõi website bạn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm có bao nhiêu người truy cập
  • Theo dõi xem họ ở đâu VN, MỸ, hay bất cứ một nơi hẻo lánh nào
  • Theo dõi nguồn traffic từ nguồn nào đến như: Google search, Mạng xã hội, hay trực tiếp
  • Theo dõi hành vi, tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng
  • Theo dõi xem lượt truy cập của từng bài viết, từng trang

Ok giờ ta tiếp tục vào phần quan trọng nhất của bài viết này bằng cách xem lướt qua mục lục:

Phần tổng quan trên Google Analytics

1. Trang chủ (Phần tổng quát)

Thông thường khi truy cập vào thì bạn sẽ vào trang chủ đầu tiên. Vậy tại trang chủ thì có thông tin gì bạn xem dưới đây nhé!

Đây là phần báo cáo tổng quát của GA trên site của bạn. Ở đây mình lấy ví dụ chính site:HoangBCS.com luôn.

hướng dẫn sử dụng google analytics trên giao diện mới

Mục 1: Thống kế lượt người truy cập theo từng ngày và thời gian trên website

Theo như trong hình thì trong tuần này mình có 179 người dùng truy cập vào website

Trong 179 người này thì họ làm một hành động nào đó trên website của mình như click chuột, reload page, click vào trang mới, chuyển hướng website thì có 239 phiên (session)

Tỷ lệ thoát là 0% có thể do Google chưa cập nhật

Thời lượng phiên là họ ở lại trang tại thời điểm đó là 3 phút 44 (Giá trị này càng cao chứng tỏ nội dung website trên trang có ích cho người truy cập) – để giữ chân được người xem thì nội dung phải chuẩn, viết bài hợp lý, hướng đến người dùng, tiêu đề và nội dung đúng trọng tâm, và một số nguyên nhân khác.

Có bao nhiêu cách giữ chân người xem trên website? (chưa viết)

Mục 2: Thống kế người dùng truy cập vào web theo thời gian thực

Trong thời điểm mình chụp thì không có ai truy cập vào site Hoàng BCS của mình hết, khi có người truy cập bạn sẽ thấy được họ đang truy cập vào trang nào và thời gian ở trên trang đó là bao lâu.

Thường với những website nào có chương trình event trực tuyến thì rất quan tâm đến lượt người xem tại mục này, nhằm báo cáo cho cấp trên, cũng như phân tích về mực độ hiệu quả của event.

Mục 3: Phân tích xem website của bạn được biết đến từ đâu

  • Traffice Channel: Đây là phần thống kê xem website của bạn được biết từ đâu như: google search, tìm trực tiếp, website nào đó khác giới thiệu (backlink).
  • Source/ Medium: Đây là phần thống kê các rõ hơn về cách thức khách hàng của bạn biết đến trang.
  • Referals: Đây là phần mà người dùng tìm đến web của bạn thông qua backlink.

Mục 4: Giúp bạn định xu hướng tương lại của website bạn như thế nào

Xem người truy cập có tăng lên hay không để biết được chiến lược SEO web của bạn đang thực hiện có đúng hay không, nếu biểu đồ đi xuống thì bạn nên xem lại chiến lược cũng như cách SEO  đang có vấn đề.

Mục 5: Theo dõi người dùng thường vào website bạn lúc nào

Đây là phần khá quan trọng với những trang có lượng người xem cao, nếu biết được tỷ lệ người xem thì ta có thể tập trung quảng cáo, cũng như thới thiệu các bài viết mới vào thời gian đó.

Mục 6: Đây là phần xem lượng người truy cập website của bạn đến từ đâu

Thường mục này do bạn đã nhắm mục tiêu rồi nên chắc chắn là phần nhắm sẽ được hiển thị nhiều nhất. Cái này chỉ xem cho vui thôi.

Mục 7: Xem xem người ta dùng máy gì truy cập vào web

Mục này khá quan trọng giúp cho người quản trị biết mình nên tối ưu web như thế nào cho phù hợp. Nếu nhắm đến người thường xuyên dùng điện thoại truy cập thì bạn phải chú tâm hơn trong việc tối ưu web trên điện thoại.

Việc này còn phải đánh giá và khảo sát lượng khách hàng bạn muốn nhắm đến là ai, làm nghề gì, trình độ ra sao, tài chính thế nào. Cái này khá rắc rồi để sao tính tiếp.

Mục 8: Xem lượt hiển thị người truy cập vào từng trang

Giúp bạn biết trang nào được nhiều người xem nhất, từ đó tối ưu trang đó để kéo traffic qua những con còn lại, việc này cần phải xây dựng link buiding tốt mới được.

Mục 9: Giám sát tỷ lệ chuyển đổi mà bạn muốn nhắm đến

Ví dụ trên hình thì mình đang muốn hướng đến mọi người vào website liên quan đến dịch vụ bán theme wordpress, dịch vụ viết bài SEO và một số dịch vụ khác nên mình tạo phần theo dõi để nghiên cứu và điều chỉnh chiến lược hợp lý.

Tỷ lệ chuyển đổi càng cao chứng tỏ bạn đang đi đúng, còn thấp lè tè thì nên xem lại.

2. Thời gian thực

Trong phần này bạn sẽ xem được chi tiết nhiều hơn những vấn đề đang xảy ra trên website của bạn tại thời điểm hiện tại.

Trong phần này không có gì khác, với lại cũng đơn giản, nên các bạn có thể tìm hiểu thêm.

3. Đối tượng (Tổng quan)

Đây là phần rất quan trọng vì nó giúp cho người làm web biết được mình đang làm gì, chiến lược marketing có hiệu quả hay không, nhắm đối tượng có chính xác như thế nào, cũng như biết được thêm nhiều thông tin liên quan đến người đã từng truy cập website của mình.

hướng dẫn xem chi tiết google analytics

Mục 1: Bạn sẽ xem được thông tin một cách tổng quan như ở phần trang chủ.

Mục 2: Đây là mục bạn biết được nhiều thông tin từ khách xem web

Nhân khẩu học:

  • Ngôn ngữ: biết được người dùng là ai
  • Quốc gia: xem IP của quốc gia nào truy cập nhiều, đôi khi để tránh những điều đáng tiết xảy ra như bị dos, ddos, hay hacker tấn công thì bạn xem để có thể liệt các quốc gia đó vào danh sách đen cấm truy cập, nhầm hạn chế các tiềm ẩn bên ngoài.
  • Thành phố: Bạn sẽ cần biết thành phố nào có lượng người xem nhiều nhất, để khi có nhu cầu quảng cáo event thì thu hẹp được chi phí QC, cũng như dễ dàng chọn địa điểm quảng cáo local hơn.

Hệ thống:

  • Trình duyệt: Phần này bạn xem để tối ưu hơn việc trải nghiệm người dùng trên trình duyệt, thường thì các bạn lập trình sẽ để ý phần này, để tối ưu cho website tốt hơn. Còn các bạn làm website trên nền tảng wordpress thì thằng nào cũng chơi. Nhưng cũng phải để ý sơ qua, kiếm tra xem có vấn đề gì không.
  • Hệ điều hành: Đây là phần các bạn biết để dành cho quảng cáo khi cần, để nhắm mục tiêu tốt hơn. Cái nào cần bỏ cái nào cần nhắm đến cho dễ. Càng chi tiết càng giúp bạn có được khách hàng dễ dàng hơn.

Di động:

  • Hệ điều hành: tương tự như phần hệ điều hành phía trên (hỗ trợ nhắm mục tiêu) khi quảng cáo

Nhân khẩu học (Hỗ trợ nhắm mục tiêu)

cẩm nang hướng dẫn sử dụng google analytic hiệu quả thông qua nhân khẩu học

Bạn sẽ biết được độ tuổi chính xác những người thường xuyen truy cập vào website của bạn. Giới tính nào cần nhắm đến nam hay nữ.

Ở đây website mình chủ yếu là các bạn nam tuổi từ 18 đến 34 tuổi.

Sở thích

đánh giá tổng quan người vào website qua google analytics

Giúp bạn định vị được người xem của bạn có sở thích gì, chủ đề họ thường quan tâm là gì, cũng như một số chủ đề khác có liên quan.

Theo hình thì bạn có thể thấy những bạn thích công nghệ, làm kinh doạnh và phát triển kỹ thuật phần mềm sẽ thường vào website của Hoàng hơn, ngoài ra họ có những sở thích về giải trí Online, nghệ thuật…

Địa lý

Vị trí: Đây là phần bạn quan tâm khi nhắm đối tượng tại địa điểm nào.

huong dan su dung google analytics theo vi tri dia ly

Vậy khi có thực hiện quảng cáo trên google hoặc FB mình sẽ nhắm đến những nơi này để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Hành vi

Giúp bạn hiểu được nội dung trên trang của bạn có đáp ứng được thị hiếu của người xem hay không, có giữ chân được khách hàng lâu hay không.

Đây là một nghệ thuật càng giữ chân được khách hàng trên trang càng lâu, có những tương tác trên trang thì website của bạn càng được google đánh giá cao.

huong dan su dung google analytics theo hanh vi

Nhìn vào hình bạn có thể hiểu sơ như thế này, số lượng người truy cập vào website của Hoàng có hành động nào đó trên trang như kéo chuột, click chuột, copy hay gì đó trong khoản thời gian 10s. Đây là con số không được ấn tượng lắm.

Nhưng bù lại thời gian trung bình trên một trang hơn 3 phút lại khá cao, có nhĩa là họ đang đọc và tìm hiểu nội dung gì đó mà họ quan tâm.

Công nghệ

Trình duyệt và hệ điều hành: Đánh giá được các trình duyệt trọng tâm để loại bỏ một số cái không cần thiết

Thiết bị di động

Họ đang dùng thiết bị nào để truy cập website, máy tính bàn, laptop hay điện thoại

Thậm chí bạn biết được tên của thiết bị là gì luôn

Nhìn hình bạn thấy được là Iphone ngày càng thông dụng và dân công nghệ toàn dùng hàng IPHONE. WHY? chẳng lẻ dân công nghệ giàu thế ta. Khakha.

4. Chuyển đổi (Tổng quan)

Ở mục này bạn sẽ biết được mọi người biết đến website của bạn từ đâu?

  • Organic Search: Tìm kiếm thông qua công cụ tìm kiếm Google Search (cái này thì phải làm SEO là chủ yếu)
  • Direct: đánh trực tiếp tên website của bạn (Cái này bạn cần xây dựng thương hiệu, ví dụ mình là Hoàng BCS là thương hiệu của mình – sẳn đính chính BCS là Basic Control System nhé chứ không phải ba con sói đâu nha) một số lý do để mình thử tên miền này xem nó thế nào, nhớ lúc đó đang nghe bài chọn con tim hay nghe lý trí.
  • Referral: một số liên kết từ những backlink trả về, nghĩa là họ biết đến website của bạn khi xem một website khác và thấy có đường link liên quan nên họ tới với web của bạn.
  • Social: Mạng xã hội cái này ai cũng biết, chia sẽ bài viết lên mạng xã hội, ai biết thì click vào. (Mình không đẩy mạnh cái này nên nó hơi yếu.)

AdWords

Phần này dành  cho những ai có quảng cáo trên google AdWords, ở đây mình không có quảng cáo, với không đi theo hướng này nên không giới thiệu cho bạn.

Đồng thời cũng hạn chế giới thiệu các bạn mới không bị rối. Vậy khi nào quảng cáo thì bạn vào nghiên cứu cái này nha.

Mạng xã hội

Phần này sẽ giúp bạn thống kê được một số thông tin liên quan đến các chuyển đổi trên mạng xã hội, đánh giá một số thông tin liên quan, giúp việc xây dựng chiến lược đánh vào mạng xã hội hiệu quả hơn.

Luồng người dùng:

Trong phần này bạn sẽ thấy được đường đi của người dùng, họ xuất phát từ mạng xã hội, họ đi tới website bằng cách nào, sau đó họ làm gì tiếp theo và tiếp theo nữa, càng nhiều tương tác về phía sau web của bạn càng chất. Chất thành đống thành núi – dân công nghệ xài Iphone không thôi lấy gì bác Quảng bán được Bphone trời.

5. Hành vi (Tổng quan)

Phần này chủ yếu giúp bạn xem các thông số liên quan đến:

  • Số lần xem trang: nghĩa là một người nào đó truy cấp vào trang A thì sẽ được tính 1 lần, reload lại 1 lần thì được tính là 2 lần, cho cùng một địa chỉ IP lúc đó.
  • Số lần xem trang duy nhất: nghĩa là người đó truy cập vào trang A trên website đó ích nhất một lần.
  • Thời gian trung bình trên trang: đây là một tín hiệu bạn phải lưu ý, làm cách nào để giữ chân được người xem trên trang càng lâu càng tốt, cách hiệu quả là viết bài có nội dung hướng đến người dùng và chuẩn SEO #không spin trên trang làm SEO
  • Tỷ lệ thoát: bạn vào trang A và không làm gì hết trên trang đó và bạn thoát ra, dạng như mở lên rồi tắt liền ấy.

Ở phần này mình cũng từng bị, tỷ lệ thoát trang rất cao, người dùng click vào và thoát ra ngay. Nấm được vấn đề nên mình đã có nhiều điều chỉnh cũng như thay đổi chiến lược từ cuối tháng 5 nên sự cải thiện tỷ lệ thoát gần như 80%. Vãi cả link hồn.

Tương tự với % thoát: thể hiện phần trăm số người truy cập vào site và thoát tại trang đó.

Kéo theo % thoát tổng cũng giảm xuống. Thế mới thấy được việc giám sát là vô cùng quan trọng. Nhiều khi không để ý hosting nó tèo cái là thua luôn.

Luồng hành vi

Tương tự phần luồng người dùng, bạn sẽ thấy sự kết nối giữa các bài viết với nhau, cách mọi người tìm hiểu một vấn đề như thế nào để họ có những thông tin họ cần.

Từ đó mà tìm cách điều hướng người dùng đến đích mình đã để sẵn. (Cái này phải nhờ cả team ấy, một mình làm éo nổi)

hướng dẫn chi tiết google analytics từ a - z vô cùng hiệu quả

Tốc độ trang web

Phần này là phần rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nghiệm trọng với việc SEO website và trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy để SEO hiệu quả thì bạn phải biết cách tối ưu website của mình.

Ở phần này thì mình chỉ giới thiệu cho bạn biết là GA có chức nay này, tuy nhiên ít người sử dụng, vì có một công cụ khác hiệu quả hơn:

Ví dụ như website của Hoàng load khoảng: 5-6s cho trang chủ (tạm chấp nhận được thường thì chỉ 3-4s thôi)

hướng dẫn chi tiết google analytics đánh giá hiệu quả website

Với 3 công cụ này sẽ giúp bạn tối ưu tốc độ load website của bạn nhé, càng nhanh google càng khoái. Nhưng đôi lúc chậm mà lên đỉnh cũng được.

6. Chuyển đổi mục tiêu

Phần này giúp bạn giám sát mục tiêu chuyển đổi của mình, xem những gì mình làm có hiệu quả hay không.

Ví dụ hoàng tạo một trang “mua bán theme wordpress” với đường dẫn https://hoangbcs.com/ban-theme-wordpress và đặt mục tiêu cho trang này. Với các bài viết hoàng cố gắng đưa nó vào một là giúp mọi người có thêm một nguồn theme wordpress giá rẻ, hai là sẳn tiện PR quảng cáo bán hàng luôn. Giống như việc hoàng đang làm tại đây.

Nếu tỉ lệ càng cao thì có nghĩa là chiến lược hiệu quả, và tiếp tục thực hiện, nếu thấy không hiệu quả thì phải thay đổi chiến thuật và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

hướng dẫn học google analytics toàn diện nâng cao

Chuyển đổi thông qua hình ảnh:

hướng dẫn đánh giá tổng quan google analytics cho người mới học

Luồng đường đi tới mục tiêu đặt ra:

hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu google analytics cho người chưa biết gì

Để thiết lập mục tiêu cho website thì bạn thực hiện như sau:

Chọn phần quản trị -> Mục tiêu

hướng dẫn chuyên sâu google analytics cho người mới

Chọn vào mục “+ Mục tiêu mới”

  • Thiết lập mục tiêu: chọn tùy chỉnh
  • Mô tả mục tiêu: tên mục tiêu
  • Loại mục tiêu: Đích
  • Chi tiết mục tiêu điền đường dẫn cụ thể: https://hoangbcs.com/gioi-thieu
  • Save

hướng dẫn cấu hình chuyên sâu google analytics bằng việc thiết lập mục tiêu

Tổng kết:

Ngoài Analytics còn rất nhiều công cụ khác để giám sát cũng như phân tích khách hàng trên website. Tuy nhiên thì việc sử dụng Analytics của Google được xem là khả thi nhất cũng như có những đặc tính rất ưu việc mà một công cụ miễn phí đem lại.

Nếu lần đầu tiên bạn sử dụng thì sẽ gặp khó khăn, nhưng khi đã quen với nó rồi thì nó chính là công cụ hỗ trợ cực kỳ tốt cho việc nhắm mục tiêu cũng như hiểu được khách hàng của bạn cần gì.

Bài viết mong muốn giúp các bạn mới có thể tự mình làm những công việc phân tích đánh giá cũng như giám sát website của mình một cách tốt nhất.

Nếu có vấn đề gì về bài viết này bạn có thể để lại bình luận nhé!

Comments (0)

Gửi phản hồi