HomeWordPress

Tự cài đặt WordPress trên Directadmin từ A – Z

Tự cài đặt WordPress trên Directadmin từ A – Z

Như bạn cũng biết hiện hay có rất nhiều CMS khác nhau trong đó nổi bật nhất chính là WordPress, joompla và Drupal, đây là những CMS được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt tại Việt Nam thì WordPress đứng đầu.

Đơn giản bởi vì CMS WordPress khá đơn giản và được cộng đồng sử dụng rộng rãi, chính vì vậy mà wordpress trở nên phổ biến.

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 0

Mục tiêu trong bài viết này chỉ hướng dẫn các bạn từng bước tự cài đặt wordpress trên Directadmin, nên việc đi sâu vào phân tích tại sao WordPress lại phổ biến thì hẹn các bạn bài viết khác.

Dạo quanh một số trang hướng dẫn cài wordpress trên hosting Directadmin khác mình thấy các bài viết khá sơ sài hoặc dài dòng, chưa giúp được nhiều cho các bạn mới, cũng như các bạn chưa biết gì, chính vì vậy ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn một bài viết chi tiết và ngắn gọn nhất về việc tự cấu hình wordpress trên host sử dụng Directadmin-(một công cụ quản trị hosting chuyên nghiệp và dễ sử dụng).

Thường thì khi bạn mua VPS tại thì trường Việt Nam thì bạn sẽ được tặng kèm phần mềm quản trị này. Nếu bạn mua ở nước ngoài thì bạn phải bỏ thêm phí để có được Directadmin.

Còn mua hosting thì chủ yếu các hosting đều sử dụng cPanel, chứ ít khi sử dụng Directadmin, nếu có thì chỉ hạn chế.

Chuyện mua Hosting/VPS tính sau, giờ cùng nhau cài đặt wordpres nào!

Chuẩn bị:

  • Một Hosting hỗ trợ Directadmin (thông tin đăng nhập)
  • Một (tên miền) Domain đã trỏ về Hosting trên (khi mua domain bạn sẽ yêu cầu bên mua trỏ về địa chỉ IP Hosting mà mình muốn)
Để có thể trỏ domain về hosting thì bạn phải mua hosting trước để có một địa chỉ IP trước. Sau đó chỉ cần trỏ một record A về IP hosting đó thì domain có thể hoạt động được.

Lưu ý:

  • WordPress có 2 bản tiếng việt và tiếng anh, nếu bạn sử dụng tiếng việt thì down bản tiếng việt chứ đừng download bản tiếng anh rồi chuyển qua tiếng việt, kỳ cục lắm.
  • Khi bạn download wordpress về và giải nén nén ra thì bạn sẽ thấy thư mục wordpress, bạn truy cập vào thư mục trên và nén toàn bộ file ở bên trong thư mục wordpress thành một file nén dạng ZIP. Để khi bạn upload file vừa nén lên thì bạn giải nén file đó thì các file sẽ nằm trong thư mục public_html luôn. Chắc các bạn hiểu ý mình mà đúng không.
  • Mua wordpress theme (Kiến nghị không sử dụng theme nulled, hạn chế dùng theme chia sẽ có phí trên mạng vì rất dễ bị dính Shell hoặc mã độc, nếu không có tiền mua theme thì bạn nên dùng theme wordpress free của các nhà cung cấp theme)

Ok nếu đã chuẩn bị đầy đủ thì làm phần tiếp theo.

Các bước tự cài đặt wordpress trên Directadmin:

Bước 1: Đăng nhập vào Directadmin

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 1

Bước 2: Truy cập vào File manager -> public_html

Đây là nơi chưa source code của bạn.

Lưu ý:

  • khi tạo mới hoàn toàn thì bạn sẽ có các file gì đó trong thư mục này. Các bạn cứ xóa hết nhé!
  • Trong trường hợp hosting của bạn sử dụng nhiều domain thì bạn vào File manager -> Domains -> chọn domain bạn sử dụng -> chọn public_html -> đây là nơi bạn sẽ sử dụng source code cho domain này.

Bước 3: Upload source code wordpress lên hosting

Có 2 cách thường sử dụng để upload source lên hosting:

Cách 1: Sử dụng trình quản lý và upload trực tiếp (Đôi khi trường hợp này có dẫn đến trình trạng rớt nếu file quá nặng (1GB) trở lên, nếu vài vài chục vài trăm thì hoàn toàn bình thường)

Chọn Upload files to curent directory -> choose File -> chọn file wordpress lúc nãy bạn đã nén lại -> chọn Upload Files

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 2

Sau khi upload thành công thì bạn sẽ nhận được thông báo như thế này!

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 4

Sau đó chọn vào mục “Click here to go back” để quay lại thư mục public_html

Cách 2: Là bạn sử dụng công cụ Filezilla để upload source code

Lúc này bạn phải có thông tin đăng nhập hosting, thường là thông tin FTP của nhà cung cấp cho bạn. Cách này cũng được nhiều người sử dụng đối với các trường hợp upload file lớn.

Có vài trường hợp cấu hình không đúng việc kết nối giữa filezilla và hosting, nên sẽ gây ra khó khăn cho các bạn mới. Nên các bạn cứ sử dụng cách 1 để làm quen trước, sau này thuần thục thì có thể dùng tới cách 2 này.

Quan trọng là bạn thấy cái nào tiện thì dùng thôi!

Bước 4: Giải nén file vừa upload ra

Chọn Extract -> chọn Extract

Sau khi giải nén thành công bạn sẽ nhận được thông báo này!

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 3

 

Sau đó chọn vào mục “Go to …. ” để quay về

Lúc này bạn sẽ thấy nội dung như trong hình dưới!

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 5

Bước 5: Đổi tên file wp-config-sample.php thành wp-config.php

Chọn rename – sửa tên thành wp-config.php -> chọn rename

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 6

Bước 6: Tạo MySQL

Chọn vào Home để quay lại trình điều khiển -> chọn MySQL management

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 7

Chọn Create new Database -> nhập thông tin sau đó chọn Create

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 8

Sau khi tạo xong bạn lưu lại các thông tin sau được đóng khung đỏ

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 9

Lưu ý: database và user name đặt như nhau không có vấn đề gì hết nhé!

Chọn “Here to go back” quay về trình quản lý ->  chọn Home

Bước 7: Kết nối Mysql và source code

Chọn File manager -> public_html -> edit file wp-config.php (Đã thay đổi ở bước 5)

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 10

Điền các thông tin Mysql đã tạo ở bước 6 vào như trong hình sau đó save lại.

Bước 8: Cấu hình WordPress

Vào trình duyệt -> nhập tên domain vào -> sẽ hiện thông tin cho bạn điền

  • Tiêu đề trang: theo chủ đề của bạn
  • Tên đăng nhập: nhập tên dài một chút
  • Password: Nên đặt password trên 8 ký tự có ký tự Hoa, thường và ký tự đặt biệt (Tuyệt đối không được đặt password là số không nhé!)
  • Sau này khi muốn đăng nhập vào phần quản lý thì bạn cứ đánh là: http://Tên_Domain_Của_Bạn/wp-admin

Bước 9: Cài đặt wordpress theme

WordPress theme là những giao diện đã được thiết kế sẳn, bạn chỉ cần mua về rồi cài đặt lên, lúc đó website của bạn sẽ rất chuyên nghiệp.

Với những theme như vậy thì bạn phải bỏ chút ít tiền ra để mua, với những bạn mới biết thì bạn nên sử dụng theme của Theme Junkie hoặc Mythemeshop đây là 2 nhà cung cấp phù hợp cho các bạn mới bắt đầu làm quen với wordpress. Còn những bạn chuyên nghiệp hơn thì bạn có thể dùng theme của Themeforest.

Ở đây mình dùng một theme mới khá đẹp của nhà cung cấp Happythemes, bạn có thể tham khảo.

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 17

Tốc độ load trang hơi bị được, 4.1s từ nước ngoài là rất được, ở Việt Nam chắc còn thấp hơn, 2-3s là Chuẩn soái ca luôn!

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 15

Chọn Giao diện -> thêm mới -> Tải giao diện lên -> choose file -> chọn file theme -> cài đặt ngay -> Sau khi chọn kích hoạt.

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 16

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 12

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 13

Sau khi kích hoạt thì bạn vào lại website của mình thì bạn sẽ thấy được giống như vậy.

tu cai dat wordpress tren directadmin tu a den z hinh 14

Theme này có cái hay là nó sẽ hướng dẫn bạn ngay trên trang chủ của mình, giúp bạn build một site cực kỳ hiệu quả. Ý! quan trọng là bạn phải đọc hiểu tiếng anh nhé!

Đối với những theme free thì bạn phải tự design từ a tới z đối với những theme có phí thì đôi lúc chỉ cần một click thì bạn đã có một site hoàn chỉnh, vừa đẹp vừa chuyên nghiệp mà lại chuẩn SEO nữa. Nên với những bạn không rành thì bạn chỉ cần bỏ một chi phí nhỏ để mọi chuyện dễ dàng hơn.

Tóm lai:

Việc tự cài đặt wordpress vô cùng đơn giản đúng không, nhưng nó chỉ đơn giản khi được hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu mà thôi. Hè hè!

Với Hoàng thì với những bạn mới bắt đầu thì nên làm theo từng bước, đọc thật kỹ các hướng dẫn để làm theo, sau khi làm theo được rồi thì bạn có thể bắt đầu phát triển theo hướng riêng của mình.

Việc cài wordpress cơ bản chỉ có thể thôi, quy trình cài đặt và cấu hình là như nhau, nên đôi lúc bạn vẫn có thể áp dụng bài viết này cho các hệ thống quản trị khác như Cpanel, Kloxo-MR, litespeed …

Nếu có vấn đề gì trong quá trình đọc và làm theo bạn có thể để lại bình luận để chúng ta có thể trao đổi và giải quyết vấn đề cùng nhau.

Nếu bạn thấy hay hãy chia sẽ bài viết này nhé!

Comments (0)

Gửi phản hồi