HomeĐầu tư tiền ảo

Bảng thuật ngữ Blockchain nâng cao & chuyên sâu

Bảng thuật ngữ Blockchain nâng cao & chuyên sâu

Nếu bạn đã xem các thuật ngữ Blockchain cơ bản rồi thì hôm nay bạn tiếp tục tham khảo thêm một số thuật ngữ bitcoin blockchain nâng cao & chuyên sâu hơn, việc tham khảo các thuật ngữ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ và nắm bắt được blockchain là gì.

Group nhận tin tức miễn phí Bitcoin-Altcoin-ICO (không bàn coin đa cấp) https://t.me/hoangcoin [APP Telegram]

Tham số Nonce

Tham số này này vô cùng quan trọng, khi có nó thì khối Block mới được tạo ra mới được đưa vào Blockchain.

Tham số này là một con số ngẫu nhiên và liên tục thay đổi mỗi khi một Block mới muốn được đưa vào Blockchain.

Một tham số Nonce hợp lệ là con số mà các máy đào phải tìm ra để thêm vào Block, sau đó Block đó được đưa vào Blockchain.

Độ khó (Difficulty)

Độ khó chính là thước đo mức độ giải quyết bài toán để có được tham số Nonce, giúp việc đưa Block mới vào sổ cái Blockchain.

Độ khó này được các chuyên gia dự đoán tăng từ 3-5% sau mỗi nữa tháng, bảng bên dưới cho thấy việc đào bitcoin càng ngày càng khó khăn.

Ở đây độ khá thể hiện mức độ phức tạp tính toán của toàn bộ hệ thống các node tham gia để tạo ra một Block mới.

độ khó khi đào bitcoin

Công suất băm (Hashrate)

Thể hiện sức mạnh của máy đào, dựa trên trên số lượt đoán nó có thể thực hiện mỗi giây giải mã bài toán phức tạp.

Hashrate càng cao thì việc giải bài toán tạo ra các tham số liên quan đến Block sẽ nhanh hơn, tăng khả năng chiến thắng trong cuộc đua giải mã.

Chỉ số Hashrate này chủ yếu các thợ đào mỏ quan tâm. Hashrate & Difficulty có liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình đào tiền mã hóa.

Tỷ lệ và thông số liên quan đến Hashrate:

  • 1 kH / s là 1.000 / giây.
  • 1 MH / s là 1.000.000 / giây.
  • 1 GH / s là 1.000.000.000 / giây.
  • 1 TH / s là 1.000.000.000.000 / giây.
  • 1 PH / s là 1.000.000.000.000.000 / giây.
  • 1 EH / s là 1.000.000.000.000.000 / giây

công suất băm của hệ thống blockchain bitcoin

Bằng chứng xử lý (PoW – Proof of Work)

Bằng chứng xử lý là lời giải thích vấn đề liên quan đến tham số Nonce (mảnh ghép toán học) cần được thêm vào một khối của Blockchain.

Đơn giản mảnh ghép này giống như “Mật mã” cho một ổ khóa số, bạn sẽ không thể nào đoán được mật mã của ổ khóa đó đến khi bạn thử nhiều lần, nhưng khi bạn đã phát hiện ra thì mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Máy đào nào dò ra được “Mật mã” đầu tiên sẽ có được phần thưởng tương xứng, đồng thời mã khóa đó sẽ được phân phối khắp nơi trên hệ thống Blockchain để tất cả node còn lại kiểm tra đó chính là mật mã của ổ khóa đó, xem nó có đúng hay là không.

Bạn lưu ý là khi tạo ra khối mới mà không có tham số nonce này thì các Block mới sẽ không được đưa vào Blockchain.

Đối với hệ thống Blockchain của Bitcoin thì cần rất nhiều công suất tính toán, điện năng cũng như nguồn lực lớn để tạo ra được PoW.

Bằng chứng cổ phần (PoS – Proof of Stake)

Bằng chứng cổ phần là giải pháp thay thế cho “bằng chứng xử lý”

PoS là quá trình trong đó lượng tiền mã hóa của một chủ sỡ hữu sẽ quyết định lượng khai thác của cá nhân đó.

Ví dụ 1 người sở hữu 10% tiền mã hóa thì sẽ được khai thác 10% của Block.

PoS hoạt động bằng cách giả định một người với một phần cổ phần họ chiếm hữu sẽ không muốn cổ phần của họ mất giá, vì thế hành động vì lợi ích cao nhất của họ trong mạng lưới.

Bằng chứng cổ phần yêu cầu ít công suất tính toán, nguồn lực hơn so với PoW.

Bằng chứng hoạt động (PoA – Proof of Authority)

Bằng chứng hoạt động là giải pháp khác nhằm thay thế cho PoS và PoW.

PoA hoạt động bằng cách phân quyền ra quyết định cho những cá nhân cụ thể trong mạng lưới Blockchain. Những người này có quyền và sỡ hữu các khóa cá nhân đặc biệt cho phép họ có quyền và khởi tạo các giao dịch cũng như kết nạp Block vào chuổi Blockchain.

Sự đồng thuận (Consensus)

Sự đồng thuật chính là cốt lỗi của hệ thống Blockchain, hoạt động của sự đồng thuận trên hệ thống Blockchain được dựa vào nguyên lý trong bài toán các vị tướng Byzantine.

Tất cả quy luật về sự đồng thuận nhằm giúp cho hệ thống Blockchain kháng lại các lỗi không mong muốn cũng như tránh được các cuộc tấn công từ bên ngoài đặc biệt là dạng tấn công 51% attack.

Việc áp đặt các luật lệ để cuộc chơi luôn đi đúng với quy luật vận hành. Nghĩa là có trên 50% các block xác nhận một block nào đó hợp lệ (sự đồng thuận của các node) thì block đó sẽ được đưa lên sổ cái Blockchain.

Tấn công quá bán (51% Attack)

Đây là một dạng hình thức tấn công nổi bật nhất liên quan đến Blockchain. Hiện tại chỉ có duy nhất hình thức này mới có thể tấn công trực tiếp vào hệ thống Blockchain.

Hình thức tấn công này xảy ra khi có trên 50% công suất tính toán trên mạng bị một người hoặc một tổ chức kiểm soát.

Như các bạn cũng biết mạng lưới Blockchain được vận hành theo sự đồng thuận của đa số thành viên, nếu có một ai đó chiếm trên 50% công suất thì người đó có thể tự xác nhận giao dịch và thay đổi nhiều thông số liên quan đến các giao dịch trong hệ thống, thực hiện các giao dịch lặp chi, ngụy tạo giao dịch… dẫn đến việc hệ thống bị thao túng.

Đối với mạng lưới Blockchain Bitcoin thì gần như không thể thực hiện được hình thức này vì số lượng máy đào rất lớn, chính vì vậy việc bị tấn công trên Blockchain là bất khả thi.

51% attack là gì

Blockchain gốc (Mainnet)

Có rất nhiều blockchain khác nhau đang tồn tại, duy nhất chỉ có Blockchain do Satoshi tạo ra là Blockchain gốc. Blockchain gốc đó được gọi theo một cái tên khác là Mainnet.

Thử nghiệm hệ thống (Testnet)

Testnet định nghĩa là tên của Blockchain, mạng dưới & đồng tiền dùng dể thử nghiệm hệ thống Blockchain.

Testnet là mạng lưới P2P với đầy đủ chức năng như ví trữ coin, đồng coin thử nghiệm, đào coin và tất các các tính năng khác của Mainnet.

Tất cả các phần mềm, source code nào được phát triển để sử dụng trên Mainnet của Bitcoin đều phải được thử nghiệm trên testnet trước khi sử dụng thật sự.

Thuật ngữ bitcoin – dành cho nhà đầu tư

Đọc hiểu các thông số trên Coinmarketcap

Tóm lại

Chắc chắn các thuật ngữ blockchain nâng cao trên sẽ giúp bạn có cái nhìn dễ dàng hơn liên quan đến Blockchain. Blog đã tập hợp những thuật ngữ phổ biến nhất để giới thiệu cho những người mới.

Những thuật ngữ trên đều được dựa vào các cuốn sách liên quan đến Bitcoin và Blockchain, admin chỉ viết lại theo cách dễ hiểu nhất, nhắm vào các đối tượng không rành về kỹ thuật. Chính vì vậy nếu các bạn cảm thấy khó khăn trong ngôn từ hoặc văn phong thì các bạn có thể tham khảo các cuốn sách về blockchain sau:

  • Bitcoin thực hành – Mastering Bitcoin …
  • Bitcoin – bong bóng tài chính …
  • Blockchain – bảng chất của blockchain …
  • Blockchain – Đầu tư Crypto ICOs

Vẫn còn rất nhiều thuật ngữ về Blockchain & Bitcoin, nếu các bạn cần những thuật ngữ nào muốn blog giải thích thì có thể để lại bình luận bên dưới nhé!

Comments (0)

Gửi phản hồi