Để giúp các bạn mới tìm hiểu về Crytocurrency, hôm nay Blog tổng hợp thành một bảng thuật ngữ blockchain, bitcoin cơ bản nhằm giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về chúng. Giải đáp được các thắc mắc của các bạn về công nghệ Blockchain – Bitcoin là gì?
Mục lục:
Ví (Wallet)
Ví là nơi bạn lưu trữ các khóa cá nhân (tương tự như Mật khẩu) để đăng nhập vào các cơ sở dữ liệu Blockchain. Có nghĩa là ví không lưu trữ Bitcoin mà là lưu trữ các khóa cá nhận dùng để chứng thực bạn đang nắm dữ số lượng Bitcoin đó.
Tham khảo thêm 4 loại ví Bitcoin thông dụng
Khóa cá nhân (Private Key)
Khóa cá nhân là một đoạn mã được cấp phát tự động hỗ trợ bạn tiếp cận số bitcoin bạn đang nắm giữ. Trên hệ thống Blockchain thì Khóa cá nhân là vô cùng quan trọng, bạn phải cất giữ cẩn thận và chia ra nhiều phương thức khác nhau đễ lưu trữ.
Nếu mất khóa cá nhận bạn sẽ KHÔNG CÓ CÁCH NÀO để lấy lại được.
Khóa công khai (Public Key)
Khóa công khai giống tương tự như một mã số tài khoản ngân hàng. Một địa chỉ Bitcoin (address) là một địa chỉ mã hóa công khai của bạn trên Blockchain.
Khi khóa cá nhân và khóa công khai gặp nhau thì bạn có thể truy cập được Bitcoin của mình trên Blockchain.
Mô hình ngang cấp (Peer to Peer /P2P)
Đây là mô hình được mọi người đề cập đến khi nói về hệ thống Blockchain. Các thành viên có thể tự giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần thông qua một tổ chức trung gian nào.
Mọi việc được vận hành trên Blockchain, bạn chỉ cần có Internet thì bạn có thể trao đổi với bất cứ ai, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu.
Blockchain chính là dẫn chứng hiệu quả cho việc mạng lưới không chịu bất kì tổn hại nào khi một máy đào trong mạng lưới bị tấn công.
Bạn có biết cách download kiểu “Torrent” không, đó là cách Bitcoin làm việc đấy!
Cuốn sổ cái (Blockchain)
Blockchain là công nghệ tạo ra Bitcoin, được xây dựng trên nền tảng công nghệ thuần túy, với một mã nguồn hoàn toàn mở.
Blockchain lưu trữ , và ghi lại toàn bộ thông tin giao dịch của toàn bộ hệ thống Bitcoin.
Trên Blockchain mọi người đều có thể theo dõi, giám sát tất cả các giao dịch, hoàn toàn công khai và minh bạch. Điểm khác biệt chính là bạn biết tất cả giao dịch nhưng bạn không biết ai đang giao dịch và thực hiện nó ở đâu. (Đó là cách ẩn danh của hệ thống)
Xem thêm: Hạn chế & thách thức của Blockchain
Khối (Block)
Block là nơi chứa các thông tin ghi lại quá trình giao dịch thành công, sau đó được đưa lên sổ cái Blockchain.
Các thông tin giao dịch, dữ liệu trong Block khi đã được đưa lên Blockchain thì không thể sửa đổi được, thậm chí là không thể xóa được. Bởi vì nó là tiền đề cho khối tiếp theo trong chuổi Blockchain.
Các khối được đưa lên Blockchain tạo thành một chuỗi thông qua quá trình khai thác (đào coin).
Đào coin (Mining)
Việc đào coin là quá trình tăng thêm các khối block (Nơi lưu trữ các giao dịch trên Blockchain).
Công việc của việc đào coin chính là giải quyết một phép toán cho một giao dịch trên hệ thống. Nếu bạn là người đào nhanh nhất và đúng thì bạn sẽ được một phần thưởng.
Việc khai thác cũng rất đơn giản, bạn có thể dùng phần mềm hoặc phần cứng máy tính để thực hiện đào coin.
Trung tâm khai thác (Mining Pool)
Để đào được coin thì bạn chỉ cần một máy tính có thể đào được Bitcoin, tuy nhiên quá trình này sẽ diễn ra rất lâu và không có hiệu quả. Chính vì vậy Mining Pool ra đời.
Mục đích của Mining Pool là tập trung, gộp tất cả công suất tính toán lại với nhau để giải quyết vấn đề được nhanh chóng nhất. Số lượng Bitcoin nhận được sẽ được phân chia theo công suất tính toán mà mỗi máy tính (Node) góp vào.
Thuật toán mã hóa (SHA / SHA 256)
Thuật toán mã hóa (SHA) sử dụng hàm băm là một lại mật mã được Viện Tiêu Chuẩn và Kĩ Thuật Quốc Phòng Quốc Gia Mỹ (NIST) tạo ra.
Đây là một thuật toán vô cùng an toàn, gần như nó bất khả xâm phạm trong việc giải bài toán ngược. Nghĩa là không có cách giải nếu không có mã giải mã.
SHA 256 là một thuật toán băm xuất ra các mã băm 256 Bit (32 Byte) độc nhất, được dùng trong hệ thống “Bằng chứng xử lý” của Bitcoin.
Đồng tiền khác (Altcoin)
Những đồng tiền không phải Bitcoin đều gọi chung là Altcoin (Alternative Coin). Đây là các đồng tiền được tạo ra dựa trên công nghệ Blockchain.
Các Altcoin này được vận hành tương tự như Bitcoin, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều đồng Altcoin đã chỉnh sửa lại mã nguồn để phù hợp với nhu cầu và mục đích riêng.
Tiền mã hóa (Crytocurrency)
Đây thật ra là một cách gọi khác mà người ta nói đến tiền điện tử hay tiền ảo. Do Bitcoin được tạo ra thông qua lĩnh vực mật mã học (Cryptography) & người ta xem Bitcoin lại là tiền tệ (Currency) nên ghi ghép chung lại với nhau thì gọi là tiền mã hóa.
Một số tên gọi tương tự:
- Tiền mã hóa
- Tiền kỹ thuật số
- Tiền ảo
- Tiền điện tử
- Tiền thuật toán
- Tiền mật mã
Sàn giao dịch (Crypto Exchange)
Sàn giao dịch là nơi tập trung và trao đổi các đồng tiền ảo, được đội ngũ quản lý của sàn kết nối với hệ thống Blockchain của từng đồng tiền trên.
Các sàn giao dịch này hoàn toàn khác với hệ thống Blockchain chính vì vậy nó được xem là sàn giao dịch bitcoin tập trung.
Có 2 lại sàn giao dịch:
- Sàn giao dịch tiền ảo phi tập trung: Localbitcoin, Bisq, Paxful…
- Sàn giao dịch tiền ảo tập trung: Binance, Remitano(VN), Kucoin, BitMex, Bifinex, Coinbase…
Tham khảo: Sàn giao dịch bitcoin dành cho người mới
Satoshi
Satoshi đại diện cho một lượng bitcoin nhỏ nhất. 1 Satoshi tương đương 0,00000001 BTC.
1 BTC = 100,000,000 Satoshi
Đây là cách mọi người vinh danh người sáng tạo ra Bitcoin: Satosi Nakamoto
Phân nhánh (Fork)
Phân nhánh là khái niệm trong quá trinh phát tiển và phân tách mã nguồn của Blockchain. Khi quá trình tạo Block được tạo ra cùng một lúc đó là lúc Fork xuất hiện.
Có 2 dạng phân nhánh trong mã nguồn Blockchain sau:
Soft Fork
Đây là quá trình thay đổi trong giao thức hoạt động của Blockchain. Nghĩa là khối giao dịch hợp lệ phía trước đó bị xem là không hợp lệ.
Soft Fork sẽ tương thích ngược, các Node không cập nhật sẽ được xem là khối mới hợp lệ.
Bạn có thể hiểu đơn giản mã nguồn được cập nhật phiên bản mới, trong đó có nhiều thay đổi liên quan đến hệ thống tuy nhiên nếu bạn không cập nhật mới thì vẫn sử dụng được bình thường.
Hard Fork
Hard Fork thì khác một chút về thay đổi giao thức hoạt động của Blockchain. Quá trình này được xem là phân tách vĩnh viễn. Tình trạng này xảy ra khi các Node (máy đào) chưa cập nhật phần mềm thì không thể thực hiện việc xác thực các khối (Block).
Chính việc phân tách ảnh hưởng đến quá trình đào coin, nên cần có một “sự đồng thuận” của người đào coin hoặc những người phát triển cộng đồng, nghĩa là đa phần những người đào phải chấp nhận thay đổi thuật toán, chấp nhận cấu hình lại hệ thống để tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống Blockchain.
Bạn có thể hiểu đơn giản mã nguồn được cập nhật mới cũng có nhiều thay đổi và khác biệt với mã nguồn cũ, và bạn phải cập nhật mới hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng và phát triển nếu không thì không dùng được.
Tổng kết
Bảng thuật ngữ Blockchain – Bitcoin phía trên được dựa theo chú giải của Oleg Andreev – nhà thiết kế phát triển phần mềm của Bitcoin uy tín.
Đồng thời đây là phần cơ bản nên chỉ giải thích một số thuật ngữ cơ bản nhất dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu bitcoin. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ đề cập đến các thuật ngữ chuyên sâu và nâng cao hơn.
Việc giải thích ngữ nghĩa của các thuật ngữ chắc chắn sẽ có những bất cập nhất định, chính vì vậy nếu các bạn có thể để lại phản hồi bên dưới để bảng thuật ngữ được hoàn chỉnh hơn.
Nội dung trên được tham khảo trên 2 cuốn sách về Bitcoin và Blockchain:
- Blockchain – Bản chẩn của Blockchain, Bitcoin tiền điện tử, hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ – Mark Gates
- Bitcoin – Bong bóng tài chính hay tương lai của tiền tệ – Mark Gates
Visitor Rating: 5 Stars
Visitor Rating: 4 Stars